Giải pháp

Vị trí lắp đặt cảm biến như thế nào là hiệu quả nhất?

“Tôi cần bao nhiêu máy dò khí?” Và “Tôi nên lắp đặt chúng ở đâu?” Là hai trong số những câu hỏi thường gặp nhất về hệ thống phát hiện khí và có lẽ là hai trong số những câu khó trả lời nhất. Không giống như các loại đầu báo liên quan đến an toàn khác, chẳng hạn như đầu báo khói, vị trí và số lượng đầu báo cần thiết trong các ứng dụng khác nhau không được xác định rõ ràng.

Có nhiều hướng dẫn theo các tiêu chuẩn khác nhau. Trong đó đáng quan tâm nhất là tiêu chuẩn EN 60079-29-2 và các tiêu chuẩn khác liên quan đến việc lựa chọn, lắp đặt, sử dụng và bảo trì thiết bị để phát hiện và đo khí dễ cháy, khí độc hoặc oxy.

Các tài liệu này tham khảo khá hữu ích nhưng thường là kiến thức rất chung chung. Và rất khó để áp dụng vào trường hợp cụ thể hay ứng dụng nào trong nhà máy. Do đó vị trí lắp đặt của các đầu báo phải được tham khảo theo lời khuyên của các chuyên gia có kiến ​​thức về phân tán khí, kết hợp với kiến ​​thức của các kỹ sư vận hành kết hợp với thiết bị và nhân viên an toàn. Các thỏa thuận hay tiêu chuẩn riêng của từng nhà máy về vị trí lắp đặt của các máy dò cũng cần được ghi lại để làm tài liệu hướng dẫn

Các thiết bị dò khí phải được lắp đặt ở nơi có nhiều khả năng có khí. Các vị trí cần được bảo vệ nhiều nhất trong một nhà máy công nghiệp sẽ là xung quanh nồi hơi, máy nén khí, bể chứa điều áp, Bồn chứa nguyên liệu hoặc đường ống. Các khu vực dễ xảy ra rò rỉ nhất là van, đồng hồ đo, mặt bích, khớp chữ T, v.v.

Một số lưu ý đơn giản để giúp xác định vị trí lắp đặt máy dò khí dễ dàng:

  • Để phát hiện các khí nhẹ hơn không khí (ví dụ như Metan và Amoniac), các máy dò khí phải được lắp ở vị trí cao và tốt nhất là sử dụng một hình nón thu được lắp ở đầu cảm biến để giúp việc dò khí hiệu quả hơn
  • Để phát hiện các khí nặng hơn không khí (ví dụ như Butan và Sulfur Dioxide), các máy dò khí nên  lắp đặt ở vi trí thấp
  • Xem xét khí thoát ra như thế nào có ảnh hưởng của gió tự nhiên hoặc quạt cưỡng bức luồng khí không? Gắn máy dò khí ở hướng xuôi theo chiều hướng gió hoặc khí bay ra. Nếu có thể gắn máy dò khí vào ống thông gió nếu thích hợp
  • Khi xác định vị trí lắp đặt các máy dò khí, cần xem xét những yếu tố có thể gây hại cho thiết bị do môi trường xung quanh tác động như: mưa hoặc lũ lụt, ngoài trời, nơi ẩm thấp. Gắn các thiết bị bảo vệ máy dò khi nếu cần thiết và tùy thuộc vào môi trường xung quanh.
  • Sử dụng tấm che nắng cho máy dò khí nếu lắp đặt ở nơi có nhiệt độ nóng và dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp
  • Xem xét các điều kiện của quy trình nhà máy. Ví dụ, butan và Amoniac thường nặng hơn không khí, nhưng nếu được giải phóng từ dây chuyền xử lý ở nhiệt độ cao, và / hoặc dưới áp suất cao, khí có thể sẽ tăng lên cao chứ không rớt xuống thấp.
  • Các máy dò khí nên lắp đặt cách bộ phận/máy móc có áp suất cao để tránh các đám mây khí hình thành. Vì khi có bất kỳ sự rò rỉ khí nào mà gần hoặc đi ngang qua nơi có lường khí áp lực cao thì sẽ không thể phát hiện được khí rò rỉ.
  • Khi lắp đặt cần lưu lý vị trí lắp đặt thiết bị sao cho dễ dàng cho việc bảo trì và hiệu chuẩn thiết bị sao này
  • Đầu cảm biến phải được lắp đặt tại vị trí được chỉ định với đầu hướng xuống dưới. Điều này đảm bảo rằng bụi hoặc nước sẽ không tích tụ ở mặt trước của cảm biến làm ngăn khí đi vào máy dò
  • Khi lắp đặt các thiết bị hồng ngoại loại thu phát, điều quan trọng là không có sự che khuất hoặc chặn vĩnh viễn của chùm tia hồng ngoại. Có thể có sự gián đoạn do xe cộ, nhân viên công trường, chim chóc, v.v. nhưng thiết bị vẫn hoạt động bình thường.
  • Với các cảm biến dùng công nghệ hồng ngoại thì khi lắp đặt phải đảm bảo không bị rung
zalo zalo
+84 917414008